Quảng Ninh: Xử lý người phát tin sai sự thật về thiếu tướng Đinh Văn Nơi
Ngày 13.2, Công an TP.Lào Cai đã thông tin về quá trình điều tra vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng xảy ra tối 9.2, trước cửa số nhà 227 đường Võ Nguyên Giáp, P.Bình Minh, khiến 3 người tử vong (1 người chết tại chỗ, 2 người chết tại bệnh viện).Ngay sau khi vụ việc xảy ra, Công an TP.Lào Cai đã rà soát camera trên địa bàn và phát hiện 7 xe máy do nhiều thanh niên điều khiển với tốc độ cao, lạng lách đánh võng, đi ngược chiều trên tuyến đường Võ Nguyên Giáp, thuộc địa bàn các phường: Bắc Cường, Nam Cường, Bình Minh.Nhận thấy đây là hành vi có dấu hiệu phạm vào tội gây rối trật tự công cộng, Công an TP.Lào Cai đã tập trung chỉ đạo các đội nghiệp vụ, công an các phường nhanh chóng làm rõ vụ việc.Ngày 12.2, Công an TP.Lào Cai đã triệu tập 13 nghi phạm liên quan vụ tai nạn giao thông đến làm việc. Trong đó, Công an TP.Lào Cai xác định Nông Khánh Lượng (19 tuổi, trú tại tổ 17, P.Bắc Cường, TP.Lào Cai) là nghi phạm cầm đầu.Tại cơ quan công an, Nông Khánh Lượng bước đầu khai nhận, do mâu thuẫn bộc phát giữa Lượng với T.H.H nên đêm 8.2, rạng sáng 9.2, nghi phạm này cùng với 12 thanh niên khác đã hẹn T.H.H gặp nhau để giải quyêt mâu thuẫn. Sau đó, T.H.H cùng 2 người khác là H.L.A.H và B.M.T đi cùng một xe máy đến đầu đường Võ Nguyên Giáp (P.Bắc Cường, TP.Lào Cai) gặp nhóm của Nông Khánh Lượng.Khi cả ba đến "điểm hẹn" thì bị nhóm của Nông Khánh Lượng ném vỏ chai bia về phía xe nên T.H.H. đã tăng ga bỏ chạy. Nông Khánh Lượng cùng với 12 đối tượng đi trên 6 xe mô tô đuổi theo trên tuyến đường Võ Nguyên Giáp với tốc độ rất cao. Khi đến khu vực trước cửa số nhà 227 đường Võ Nguyên Giáp, xe của T.H.H bị mất lái lao lên vỉa hè đâm vào gốc cây.Trong vụ việc, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP.Lào Cai đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự gây rối trật tự công cộng và giữ người trong trường hợp khẩn cấp đối với 13 đối tượng trên để điều tra, làm rõ.Gần 3.200 người thi công xuyên lễ trên công trường cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn
Nhiều người nghĩ rằng mua vàng là tài sản của riêng mình, nhưng ít ai suy xét đến tác động khi số đông cùng đổ xô mua vàng, khiến giá tăng vọt trong dịp mùng 10 tháng giêng (hay còn gọi là ngày vía Thần tài). Đến “ngày Thần tài”, giá vàng có thể giảm, đồng nghĩa với việc nhiều người chịu thiệt hại về tài chính.Vậy vì sao người dân lại đổ xô đi mua vàng vào ngày Thần tài? Ngày Thần tài có nguồn gốc, ý nghĩa như thế nào? Hay vì sao người ta không nhắc đến thần Thổ địa nhiều như Thần tài? Cùng Báo Thanh Niên tìm hiểu qua những phân tích của PGS - TS Nguyễn Ngọc Thơ (giảng viên cao cấp của Viện Phát triển Năng lực lãnh đạo Đại học Quốc gia TP.HCM).
Nam sinh TP.HCM nhận 4,2 tỉ đồng học bổng nhờ chăm đi bộ
Chiều 28.2, ông Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận T.Ư, có buổi làm việc với Tỉnh ủy Tây Ninh. Tại buổi làm việc, ông Phạm Hùng Thái, Phó bí thư Thường trực Tỉnh ủy Tây Ninh, có báo cáo về công tác sắp xếp bộ máy tổ chức thời gian qua.Theo ông Phạm Hùng Thái, thời gian qua, Tỉnh ủy Tây Ninh đã ban hành 2 đề án; UBND tỉnh ban hành 1 kế hoạch và 11 đề án, mỗi địa phương cấp huyện xây dựng 1 phương án và 2 đề án sắp xếp tổ chức bộ máy theo thẩm quyền. Ngày 20.2, Tỉnh ủy đã tổ chức hội nghị công bố 88 quyết định, quy định của Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh về sắp xếp tổ chức bộ máy và công tác cán bộ.Đối với cấp huyện, đến ngày 28.2 đã hoàn thành việc tổ chức hội nghị công bố các quyết định về sắp xếp tổ chức bộ máy và công tác cán bộ. Các tổ chức, cơ quan, đơn vị sau khi sắp xếp bắt đầu đi vào hoạt động kể từ ngày 1.3.Ông Phạm Hùng Thái chia sẻ: "Trong thời gian tới, tỉnh Tây Ninh tiếp tục quán triệt và triển khai thực hiện các văn bản chỉ đạo của T.Ư về tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. Lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy, tổ chức đảng ở những nơi vừa sắp xếp tổ chức, bộ máy sớm ổn định tổ chức, nhân sự để đi vào hoạt động; chuẩn bị tốt các điều kiện để tổ chức thành công đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030".Tại buổi làm việc, Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận T.Ư Nguyễn Trọng Nghĩa đánh giá cao sự "chuyển mình" trong việc phát triển kinh tế của Tây Ninh.Ông Nguyễn Trọng Nghĩa cho biết, xung quanh Tây Ninh hiện nay có nhiều tỉnh phát triển rất mạnh. Trong khi đó, Tây Ninh cũng có rất nhiều lợi thế về vị trí địa lý, cũng như những thuận lợi về liên kết vùng để phát triển kinh tế. Có thể thấy, những năm gần đây Tây Ninh đã dần chú trọng hơn trong việc phát triển kinh tế, từ một tỉnh thuần nông dần chuyển mình phát triển công nghiệp. Đặc biệt, phải chú trọng hơn trong việc phát triển du lịch. Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận T.Ư chỉ đạo Tây Ninh cần tuyên truyền mạnh hơn nữa về các thế mạnh của mình. Ví dụ như về du lịch, vì Tây Ninh đang có tiềm năng về du lịch tâm linh. Ngoài ra, trong thời gian tới, các cấp chính quyền tỉnh Tây Ninh tập trung vào công tác chuẩn bị đại hội. Các cấp phải đồng lòng với nhau, trên dưới như một. "Đại hội nào cũng đặc biệt, nhưng đại hội sắp tới đặc biệt hơn. Vì mở ra một giai đoạn mới, giai đoạn kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, mở ra một nhiệm kỳ chúng ta chuẩn bị 100 năm ngày thành lập Đảng", Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận T.Ư nói thêm.
Kể từ 1.1.2025, Nghị định 168/2024 chính thức có hiệu lực, nâng cao mức phạt tiền đối với hàng loạt hành vi vi phạm giao thông. Cũng vì tiền phạt tăng rất cao, đây là chủ đề "nóng" được trao đổi trên nhiều diễn đàn mạng xã hội.Một số ý kiến thắc mắc: nếu tài xế thực hiện hành vi vi phạm giao thông từ cuối năm 2024 nhưng sang đến năm 2025 mới bị "phạt nguội", vậy chế tài xử phạt sẽ áp dụng theo Nghị định 100/2019 hay Nghị định 168/2024?Trả lời câu hỏi trên, luật sư Hà Công Tâm, Đoàn luật sư TP.Hà Nội, cho biết điều 54 Nghị định 168/2024 có nêu rõ về quy định chuyển tiếp.Theo đó, nếu hành vi vi phạm giao thông xảy ra và kết thúc trước ngày nghị định này có hiệu lực thi hành, sau đó mới bị phát hiện hoặc đang xem xét giải quyết, thì áp dụng nghị định đang có hiệu lực tại thời điểm thực hiện hành vi vi phạm để xử phạt.Nếu hành vi vi phạm hành chính đang được thực hiện, thì áp dụng nghị định đang có hiệu lực tại thời điểm phát hiện hành vi vi phạm để xử phạt.Cũng cần lưu ý, Nghị định 168/2024 quy định về xử phạt và trừ điểm giấy phép lái xe đối với vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Còn Nghị định 100/2019 quy định về xử phạt đối với vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.Điều này có nghĩa Nghị định 168/2024 không thay thế hoàn toàn Nghị định 100/2019. Hành vi mà người tham gia giao thông vi phạm còn tùy thuộc tại điều, khoản đã được bãi bỏ, sửa đổi hay chưa. Nếu chưa thì tiếp tục áp dụng theo chế tài được quy định tại Nghị định 100/2019, nếu đã bãi bỏ, sửa đổi thì áp dụng theo Nghị định 168/2024.Đại diện Cục CSGT (Bộ Công an) cho biết, trong quá trình soạn thảo Nghị định 168/2024, ban soạn thảo đã nghiên cứu, kế thừa những kết quả đạt được của việc thực hiện Nghị định 100/2019, đồng thời tham khảo kinh nghiệm của nhiều quốc gia…Thực tế cho thấy cần phải tăng mức xử phạt đủ mạnh nhằm bảo đảm tính răn đe đối với một số nhóm hành vi, hành vi vi phạm với lỗi cố ý nguy hiểm, là nguyên nhân trực tiếp gây tai nạn giao thông.Điển hình như: lỗi vượt đèn đỏ (ô tô) nâng từ 4 - 6 triệu đồng lên 18 - 20 triệu đồng, vi phạm nồng độ cồn ở mức từ 0,25 - 0,4mg/lít khí thở nâng từ 16 - 18 triệu đồng lên 18 - 20 triệu đồng, các hành vi vận chuyển hàng trên xe không chằng buộc chắc chắn, không chấp hành yêu cầu kiểm tra, kiểm soát của người thực thi công vụ hoặc không chấp hành hiệu lệnh chỉ dẫn của người điều khiển giao thông... sẽ có mức phạt cao gấp 3 - 30 lần.Đại diện Cục CSGT khẳng định, việc tăng nặng mức phạt tiền kèm theo các hình thức xử lý (tịch thu phương tiện, tước giấy phép lái xe, trừ điểm giấy phép lái xe…) sẽ là một trong những biện pháp ngăn chặn hữu hiệu vi phạm pháp luật giao thông.
Mệt mỏi dai dẳng đừng chủ quan, vì nó cũng là triệu chứng của bệnh này
Ngày 22.2, tại H.Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Ban Quản lý dự án Điện 3 tổ chức lễ triển khai thi công xây dựng Dự án nhà máy thủy điện tích năng Bác Ái - giai đoạn 2. Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy Ninh Thuận Phạm Văn Hậu; Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận Trần Quốc Nam; Tổng giám đốc EVN Nguyễn Anh Tuấn, đại diện Bộ Công thương, Cơ quan phát triển Pháp (AfD)... tới dự.Dự án nhà máy thủy điện tích năng Bác Ái được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Dự án thuộc Công trình năng lượng, nhóm A, cấp đặc biệt, được xây dựng tại H.Bác Ái và H.Ninh Sơn. Dự án có tổng vốn đầu tư khoảng 21.000 tỉ đồng, được thu xếp từ vốn vay và vốn của EVN.Nhà máy thủy điện tích năng Bác Ái là công trình thủy điện tích năng đầu tiên được xây dựng tại VN có quy mô 4 tổ máy với công nghệ tích hợp 2 chiều tua bin - bom, máy phát điện - động cơ với tổng công suất lắp máy là 1.200 MW.Nhà máy này có nhiệm vụ phát điện phủ đỉnh với công suất lớn nhất 1.200 MW lên hệ thống điện quốc gia vào giờ cao điểm, bơm nước từ hồ dưới là hồ thủy lợi Sông Cái lên hồ trên để tích trữ năng lượng vào giờ thấp điểm; góp phần làm phẳng biểu đồ phụ tải cho hệ thống điện với số giờ phát điện phủ đỉnh hàng ngày tối đa là 7 giờ. Công trình này còn có nhiệm vụ điều tần, chạy bù công suất và dự phòng quay cho hệ thống điện.Theo EVN, khu vực các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận tập trung cao nhiều dự án năng lượng tái tạo (điện mặt trời, điện gió) và tương lai có thêm các nhà máy điện hạt nhân, hoạt động của Thủy điện tích năng Bác Ái sẽ góp phần điều tiết công suất và ổn định nguồn điện khu vực.Cũng theo EVN, dự án được phân kỳ đầu tư theo 2 giai đoạn. Trong đó, giai đoạn thứ nhất, cụm công trình cửa xả nằm sâu trong lòng hồ thủy lợi Sông Cái đã được EVN triển khai thi công xây dựng từ tháng 1.2020, nghiệm thu hoàn thành vào tháng 3.2021, bảo đảm hoàn thành trước khi tích nước hồ sông Cái. Giai đoạn 2, dự án thi công công trình chính đảm bảo tiến độ phát điện tổ máy 1 vào tháng 12.2029; hoàn thành toàn bộ dự án năm 2030.Phát biểu tại buổi lễ, Tổng giám đốc EVN Nguyễn Anh Tuấn, cho rằng Quốc hội đã thông qua chủ trương đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận. Vì vậy, Dự án thủy điện tích năng Bác Ái có vai trò quan trọng trong hệ thống điện quốc gia, giúp ổn định hệ thống, điều tần, là công cụ giúp điều độ hệ thống điện quốc gia vận hành ổn định, an toàn tin cậy trong bối cảnh hệ thống công suất lắp đặt của các nhà máy năng lượng sạch đang tăng cao nhằm đáp ứng yêu cầu giảm thiểu phát thải. Nhà máy thủy điện Bác Ái sẽ bơm nước từ hồ sông Cái lên hồ trên để tích trữ năng lượng vào giờ thấp điểm và phát lên hệ thống lưới điện quốc gia vào giờ cao điểm, vì vậy được xem như là một hệ thống tích trữ năng lượng lớn và hết sức có ý nghĩa khi được đưa vào vận hành trong giai đoạn 2029 - 2030.Cũng theo ông Nguyễn Anh Tuấn, cùng với 2 dự án điện hạt nhân, Dự án Nhà máy thủy điện Bác Ái khi được đưa vào khai thác sẽ biến Ninh Thuận là trung tâm điện sạch lớn nhất VN, thậm chí là lớn nhất khu vực Đông Nam Á."EVN cam kết chỉ đạo, phối hợp tốt với nhà thầu và các đơn vị tư vấn trên công trường để xây dựng công trình thủy điện tích năng Bác Ái bảo đảm chất lượng, an toàn, đảm bảo vệ sinh môi trường và hoàn thành đúng tiến độ", ông Tuấn nói.Dịp này, EVN và liên danh các nhà thầu đã tặng tỉnh Ninh Thuận 1 tỉ đồng để thực hiện công tác an sinh xã hội, xóa nhà tạm cho người nghèo.